Thông tin này được ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương cho biết tại hội nghị Tập huấn kỹ năng vận động chính sách và pháp luật trong tạo thuận lợi thương mại xuyên biên giới vừa diễn ra tại Hải Phòng.

>> Sớm có Luật Thương mại điện tử xuyên biên giới

Gia tăng về khối lượng và giá trị

Thương mại điện tử xuyên biên giới là hoạt động kinh doanh hàng hóa hoặc dịch vụ đến các khách hàng quốc tế thông qua hình thức online. Doanh nghiệp có thể kinh doanh thông qua website, cửa hàng trực tuyến hay các sàn thương mại điện tử, hoạt động này có thể được thực hiện dưới cả ba hình thức B2B, B2C và C2C.

Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, hình thức này đã có từ lâu nhưng theo thời gian khi công nghệ thông tin phát triển vượt bậc, thói quen mua sắm tiêu dùng thay đổi và đặc biệt bùng nổ trong thời gian đại dịch Covid-19 kéo dài từ cuối năm 2019 đến cuối năm 2022 khi các quốc gia thực hiện phong toả, hạn chế đi  lại, đóng cửa biên giới nhằm phòng chống dịch bệnh lây lan dẫn đến mạng lưới logistics toàn cầu bị ảnh hưởng trầm trọng, đứt gãy chuỗi cung ứng, gây khan hiếm và đẩy giá hàng hoá lên cao.

Ông Trần Thanh Hải, Cục Phó Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương)

Ông Trần Thanh Hải, Cục Phó Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) chia sẻ tại hội nghị

Hiện nay TMĐT xuyên biên giới đã trở nên không thể thiếu và ngày càng gia tăng cả về khối lượng và giá trị. Đặc biệt, trong số 15 Hiệp dịnh FTA Việt Nam hiện đã ký kết và tham gia có 03 Hiệp định FTA thế hệ mới gồm EVFTA, CPTPP và RCEP, đều có những đàm phán và cam kết trong lĩnh vực này nhằm tạo thuận lợi và đẩy mạnh hoạt động TMĐT xuyên biên giới giữa các quốc gia thành viên.

Nhiều khó khăn và bất cập

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, thị trường TMĐT càng trở nên sôi động hơn và việc ứng dụng công nghệ số, xây dựng kênh phân phối mới đang trở thành một phương án hữu hiệu cho các doanh nghiệp Việt Nam vượt qua khó khăn mang đến cơ hội mới từ nhu cầu mới phát sinh của thị trường. Thói quen mua hàng của người tiêu dùng Việt Nam tại thị trường nội địa cũng dần dịch chuyển từ mua hàng truyền thống sang hình thức mua hàng online thông qua phương tiện điện tử.

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, TMĐT Việt Nam đang đạt mức phát triển cực kỳ khả quan. Trải qua 2 năm chịu ảnh hưởng bởi Covid-19, TMĐT là điểm sáng lạc quan cho bức tranh kinh tế Việt Nam, tốc độ phát triển của thương mại điện tử tại Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh mẽ, doanh thu TMĐT bán lẻ tăng từ 2,2 tỷ USD năm 2013 lên 16,4 tỷ USD năm 2022.

Tuy nhiên, các giao dịch thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay vẫn là các giao dịch ở thị trường nội địa do pháp luật hiện vẫn chưa có những quy định riêng về ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, gây ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp, cá nhân cũng như cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Pháp luật hiện vẫn chưa có quy định riêng về ứng dụng TMĐT trong hoạt động XNK hàng hóa gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp

Pháp luật hiện vẫn chưa có quy định riêng về ứng dụng TMĐT trong hoạt động XNK hàng hóa gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp

Những thách thức phải đối mặt

TMĐT cho phép người bán và người mua có sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm, thông tin và tiền tệ một cách dễ dàng thông qua internet hoặc các phương tiện điện tử khác có kết nối mạng. Nhưng cũng chính vì những đặc điểm này, tình trạng vi phạm về hàng giả, hàng kém chất lượng, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên TMĐT ngày càng diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng.

Theo Cục phó Cục Xuất nhập khẩu, hiện chúng ta đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong TMĐT đa quốc gia đang đặt ra.

Thứ nhất, là gian lận thanh toán là khó khăn lớn nhất trong việc thực hiện hoạt động thương mại điện tử đa quốc gia. Để hạn chế gian lận thẻ tín dụng, hầu hết nhà kinh doanh sẽ kích hoạt AVS (Phần mềm diệt virus miễn phí – Active Virus Shield) hoặc hệ thống xác minh địa chỉ, cho phép người mua sử dụng thẻ tín dụng. Ngoài ra, doanh nghiệp nên kiểm tra kỹ IP (viết tắt của Internet Protocol – địa chỉ của giao thức Internet) và địa chỉ thẻ tín dụng có khớp nhau hay không nhằm tránh các rủi ro thanh toán.

Thứ hai, về logistics. Khi kinh doanh đa quốc gia, logistics và logistics ngược là những thách thức lớn đối với nhiều doanh nghiệp do chi phí vận chuyển cao, các loại thuế và quy tắc xuất nhập khẩu phức tạp, rủi ro do các yếu tố bên ngoài như thiên tai, dịch bệnh khiến hàng hóa không đến tay khách đúng thời gian dự tính. Doanh nghiệp cần dự báo trước các khó khăn, rủi ro có thể xảy ra, từ đó xây dựng cho mình các giải pháp để xử lý với các tình huống đó.

>> Kinh doanh thương mại điện tử xuyên biên giới: Lợi lớn, rủi ro nhiều

Thứ ba, về quy định và luật pháp, thuế, giấy phép và thủ tục hải quan là những tài liệu mà mọi doanh nghiệp kinh doanh xuyên biên giới phải nắm chắc. Ngoài ra, công ty cần biết đến những quy định và luật pháp khác liên quan đến tiêu chuẩn hàng hóa, hình thức giao hàng, thanh toán nhằm tránh những rủi ro khi vận chuyển sang quốc gia khác. Nhà quản lý có thể thuê một bên thứ ba chuyên tư vấn luật pháp quốc tế để biết rõ về những chính sách, luật lệ trong thương mại đa quốc gia.

(Còn tiếp)

[wpcc-script language=”javascript” type=”text/javascript” src=”https://diendandoanhnghiep.vn/js/raty/jquery.raty.js”]

Đánh giá của bạn:

[wpcc-script type=”text/javascript”]