>>Quy định mới về lấy phiếu tín nhiệm

Ông Nguyễn Đức Hà, nguyên Vụ trưởng Vụ Cơ sở Đảng (Ban Tổ chức Trung ương) chia sẻ về việc Bộ Chính trị ký ban hành Quy định số 96-QĐ/TW  lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị.

Toàn cảnh phiên khai mạc Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, ngày 3-10-2022. Ảnh: TTXVN

Toàn cảnh phiên khai mạc Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, ngày 3-10-2022. Ảnh: TTXVN

Theo ông Nguyễn Đức Hà, Quy định mới này có nhiều điểm mới, được cụ thể hoá hơn, với các quy định mạnh hơn cũng như đặt ra yêu cầu cao hơn đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý.

“Nếu Quy định 262 cho rằng, phiếu tín nhiệm là một trong những kênh thông tin tham khảo quan trọng cho việc đánh giá, bố trí sử dụng cán bộ, thì Quy định 96 nêu rõ kết quả phiếu tín nhiệm được sử dụng để đánh giá cán bộ, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, miễn nhiệm và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ”, ông Hà nói.

Ông Nguyễn Đức Hà nhấn mạnh, từ “kênh thông tin tham khảo” trở thành “sử dụng để đánh giá cán bộ”, Quy định 96 đã trở thành một thước đo quan trọng phản ánh năng lực, hiệu quả hoạt động của cán bộ lãnh đạo, quản lý so với trước đây.

“Nếu tín nhiệm thấp trên 50% phải từ chức, 2/3 tín nhiệm thấp sẽ bị miễn nhiệm. Không còn chung chung như trước đây nữa. Khi cán bộ không còn đủ uy tín thì sẽ không thể ngồi vào vị trí hiện tại mà buộc phải từ chức, hoặc nếu không từ chức thì các cơ quan hữu quan cũng cho anh nghỉ”, ông Hà nói.

Theo PGS. TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, kết quả lấy phiếu tín nhiệm được dùng để đánh giá cán bộ, chứ không phải chỉ để “tham khảo trong đánh giá cán bộ” như trước đây.

Bởi trước đây Quốc hội cũng lấy phiếu tín nhiệm chức danh Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn gồm 3 bước: một là tín nhiệm cao, hai là tín nhiệm và ba là tín nhiệm thấp. Những lần bỏ phiếu đó đều có phiếu tín nhiệm cao nhiều hơn, còn số phiếu tín nhiệm thấp rất ít. Nhưng việc lấy phiếu cũng chỉ để nắm được tình hình, không đi đến quyết định về miễn nhiệm. Lần này Quy định 96 đã quy định rất rõ việc miễn nhiệm.

>>Lấy phiếu tín nhiệm người giữ chức vụ do Quốc hội phê chuẩn

>>Lấy phiếu tín nhiệm: Sức nặng của niềm tin cử tri

Quy định số 96 là bước tiếp tục cụ thể hóa Quy định 41 của Đảng về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ và Kết luận 20 của Bộ Chính trị về chủ trương bố trí công tác đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sau khi bị kỷ luật. Ảnh: VGP

Quy định số 96 là bước tiếp tục cụ thể hóa Quy định 41 của Đảng về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ và Kết luận 20 của Bộ Chính trị về chủ trương bố trí công tác đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sau khi bị kỷ luật. Ảnh: VGP

Điểm đáng chú ý trong Quy định 96, đó là đã bổ sung thêm tiêu chí về sự gương mẫu của không chỉ cán bộ lãnh đạo quản lý đó mà cả vợ, chồng, con của họ trong việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như trách nhiệm nêu gương của cán bộ để xem xét khi lấy phiếu tín nhiệm.

Quy định cho thấy, cán bộ lãnh đạo quản lý, dù ở cấp nào nếu sai phạm trước hết phải xem xét trách nhiệm của chính mình, cũng như vợ, con, họ hàng đã để bị chi phối trong thực thi trách nhiệm. Đây là tiêu chí quan trọng để có tín nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo quản lý.

Ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho biết, một điểm đáng chú ý của Quy định 96 là việc lấy phiếu tín nhiệm còn xét sự gương mẫu của bản thân và vợ, chồng, con trong việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Trong văn bản hướng dẫn thực hiện một số điều trong Quy định số 102 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm do Ủy ban Kiểm tra Trung ương ban hành cũng nêu rõ, đảng viên phải chịu trách nhiệm liên đới nếu thiếu trách nhiệm trong nhắc nhở, giáo dục dẫn đến có vợ (chồng), con hoặc cấp dưới trực tiếp phạm tội.

“Quy định 96 tiếp tục nhắc lại một lần nữa để cho thấy cán bộ không chỉ tu dưỡng rèn luyện bản thân mình mà còn phải “tề gia”, có trách nhiệm nhắc nhở, giáo dục người thân trong gia đình tuân thủ các quy định của pháp luật”, ông Túc nói.

Qua việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị để ghi nhân, đánh giá những người được phiếu tín nhiệm cao, đồng thời với những cán bộ hiện công việc được giao chưa thật tốt, phiếu tín nhiệm không cao có điều kiện suy ngẫm để tự soi, tự sửa.

 

[wpcc-script language=”javascript” type=”text/javascript” src=”https://diendandoanhnghiep.vn/js/raty/jquery.raty.js”]

Đánh giá của bạn:

[wpcc-script type=”text/javascript”]