Nếu biết cách khai thác ChatGPT, đây sẽ trở thành công cụ hỗ trợ rất tốt trong đời sống, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục.
>> ChatGPT không chỉ là giải trí
ChatGPT là một công cụ tương tác thông minh với con người được ra mắt vào 30/11/2022. Nó cho thấy khả năng thay thế con người trong nhiều công việc như: giới thiệu sản phẩm, biên dịch, viết báo tóm tắt tin tức, tư vấn, y tế… đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
ChatGPT thay đổi cách dạy và học
Nội dung chính
Trao đổi với Báo Tiền Phong, PGS.TS Nguyễn Xuân Hoài cho rằng, ChatGPT mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng bởi sự cẩn thận, xuất sắc trong việc làm dữ liệu huấn luyện, tinh chỉnh mô hình. Khả năng viết (tạo sinh) ngôn ngữ của ChatGPT rất tốt, mượt mà, logic, mang lại cảm giác giống như người viết.
ChatGPT và các công cụ tương tự sẽ tác động mạnh mẽ tới nền giáo dục theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Với số kiến thức đa dạng, tổng số ngôn ngữ có thể giao tiếp lên đến 95, ứng dụng này đang trở thành nỗi lo với nền giáo dục trên toàn thế giới. Nó đã được dùng để viết luận hay sáng tác thơ, thậm chí cả lời nhạc, ứng dụng gây sốt khi có thể sản xuất các đoạn văn bản chi tiết và rành mạnh, nhiều sinh viên và giảng viên đã dùng ChatGPT như một công cụ để có thêm nguồn tài liệu tham khảo.
Nếu biết cách khai thác ChatPGT đúng cách thì với khả năng trao đổi, phân tích, ứng dụng này hoàn toàn có thể trở thành công cụ hỗ trợ trong đời sống, đặc biệt giúp người học có thêm kiến thức.
Liên quan đến vấn đề này, phân tích trên Báo Lao động, Tiến sĩ Phạm Hiệp – Trưởng nhóm Nghiên cứu đổi mới giáo dục Reduvation nhìn nhận, ChatGPT có khả năng trao đổi, tương tác và phân tích một vấn đề. Học sinh, sinh viên có thể tận dụng để học hỏi thêm kiến thức. Thay vì phải tự học ở nhà một mình như trước đây, thì nay học sinh, sinh viên sẽ có thêm “một người bạn” giúp cung cấp thông tin.
Thực tế cho thấy, một số giáo viên đã sử dụng ChatGPT để soạn thảo giáo trình, bài giảng, bài tập. Đối với học sinh, sinh viên ChatPGT tạo ra tương tác như một cuộc trò chuyện với bạn bè để tạo cảm hứng học tập.
Nhiều thầy cô đã đưa ra các câu hỏi, bài tập cho ChatGPT và nó có thể giải đáp một cách chính xác, trong khi các kiến thức đó học sinh và giáo viên cần phải có thời gian để đạt được thì ChatGPT chỉ giải quyết trong tức khắc. Đó cũng là lí do mà nhiều chuyên gia cho rằng, Chat GPT sẽ tác động đến nhiều ngành nghề và nền giáo dục sẽ là một trong số ngành nghề chịu tác động mạnh mẽ nhất.
Điển hình gần đây, ChatPGT làm thử đề thi chứng chỉ hành nghề Y tại Mỹ, ngay lập tức đạt hơn 50% điểm gần mức điểm 60% để đỗ làm bác sĩ trong khi đó một người bình thường phải mất ít nhất 5 năm học tập.
Hay một trường hợp đang nhận được nhiều sự quan tâm gần đây khi sinh viên tốt nghiệp của trường Đại học Nhân văn Quốc gia Nga (RGGU) đã sử dụng ChatGPT để viết luận văn tốt nghiệp về quản lí, luận văn được bảo vệ thành công trong khi các sinh viên khác mất hàng tuần để hoàn thành thì ChatGPT đã giúp sinh viên này hoàn thành luận văn chỉ với 23 giờ đồng hồ.
Sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo đang tạo ra nhiều ý kiến lo ngại cho nền giáo dục bởi học sinh, sinh viên có thể lạm dụng công cụ này nhằm học hộ cũng như làm các bài khoá luận. Một số trường ở Mỹ đã cảnh báo về việc này và yêu cầu giáo viên tăng cường kiểm tra các bài làm ở nhà, bổ sung việc đánh giá, thi cử trực tiếp. Bang New South Wales (Australia) đưa trở lại hình thức thi viết bằng bút giấy để tránh hành vi gian lận.
>> Cơn hỗn loạn mang tên ChatGPT (Phần 1)
>> ChatGPT đã thực sự hiệu quả? (Phần 2)
>> Google “tiến thoái lưỡng nan” trước ChatGPT (Phần 3)
>> Tương lai của những AI “kiểu ChatGPT” (Phần 4)
Cơ hội đổi mới ngành giáo dục
Nhiều người đặt ra câu hỏi sự phát triển của ChatGPT có phải mối lo ngại đối với nền giáo dục không? Bởi ChatGPT chỉ là công cụ để hỗ trợ giáo viên ứng dụng công nghệ sáng tạo trong bài giảng, nó không thể đưa ra các câu hỏi sáng tạo cũng như các sao chép các kỹ năng phân tích, phản biện của một người thật.
Hệ thống ChatGPT hiện nay chưa chính xác hoàn toàn bởi ứng dụng này chỉ có thể dự đoán dựa vào khối dữ liệu khổng lồ mà nó sở hữu. Quan trọng nhất, người dùng phải biết chắt lọc, sử dụng công nghệ này để tránh phản tác dụng.
Trao đổi với Báo Lao động, Tiến sĩ Trần Quốc Long – Viện trưởng Viện Trí tuệ Nhân tạo, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, dữ liệu mà AI cập nhật mới đến năm 2021 và khó để khẳng định được thông tin này là chính xác hay không chính xác.
Đối mặt với sự phát triển của ChatPGT, học sinh và sinh viên cần xác định mục đích trước khi sử dụng để không phụ thuộc vào công nghệ, tận dụng ChatPGT làm công cụ hỗ trợ việc học. Ngoài ra, giáo viên cần phát triển các ứng dụng này để tạo ra các chương trình giáo dục mới mẻ, áp dụng công nghệ sáng tạo vào giảng dạy.
Liên quan đến việc nhiều người lo lắng ngành giáo dục sẽ chịu tác động lớn khi ChatGPT phát triển, điển hình như học sinh dùng nó để gian lận thi cử, gian lận trong làm luận án…, Tiến sĩ Tôn Quang Cường – Chủ nhiệm Khoa Công nghệ Giáo dục – Đại học Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng, một trong bốn hướng mà OpenAI đặt ra cho Chatbot này là công cụ hỗ trợ học tập nên ChatGPT sẽ có tác động nhất định trong giáo dục.
Hiện nay ta mới thấy ở góc độ gian lận trong kiểm tra đánh giá cũng như thi cử nhưng cũng không cần lo lắng vì cũng sẽ có những biện pháp khắc chế tiêu cực. Về công nghệ, ChatGPT dễ sử dụng để gian lận trong làm bài luận, xây dựng ý tưởng thì chúng ta cũng có những giải pháp công nghệ khắc chế nó: ChatGPT có thể xử lý ngôn ngữ tự nhiên để tạo lập văn bản thì cũng có mô hình kiểm chứng tính xác thực của văn bản đó để khẳng định nó không phải do máy mà do con người thực hiện.
Và quan trọng là đã đến lúc ta phải thay đổi cách kiểm tra đánh giá, không thể kiểm tra đánh giá theo kiểu mô tả, trình bày hay tái hiện lại nữa mà cần có công cụ, hình thức, cách thức như kết hợp nhiều hình thức kiểm tra với nhau, thừa nhận việc viết luận, tạo lập văn bản chỉ là một sản phẩm, ngoài ra yêu cầu người học phải tạo lập những sản phẩm khác kèm theo.
“Chúng ta hãy bình tĩnh chấp nhận nó, coi nó là phương tiện mới. Theo thống kê, phương tiện hỗ trợ cho giáo dục hiện nay cũng có vài nghìn công cụ và đương nhiên, thêm ChatGPT cũng chỉ hỗ trợ thêm cho quá trình dạy học.
Với tư cách là nhà giáo dục chúng ta phải nhìn trước và định hướng được những giới hạn có thể để ứng dụng nó, lan tỏa quá trình giáo dục đến đâu và nguồn lực kiểm soát nó”. – Tiến sĩ Tôn Quang Cường nói.
[wpcc-script language=”javascript” type=”text/javascript” src=”https://diendandoanhnghiep.vn/js/raty/jquery.raty.js”]
[wpcc-script type=”text/javascript”]